Vài lời phân tích, hy vọng có thể giúp độc giả hiểu thêm về bối cảnh truyện và đánh giá của cá nhân mình:
So với nhiều truyện quan trường khác, Quan Gia (QG) có thể nói là khá hay mặc dù truyện vẫn theo lối mòn trong cách tiếp cận là con cháu danh gia vọng tộc bị thất thế, đứng sai hàng ngũ trong giai đoạn nhạy cảm khi TQ đứng trước sự khủng hoảng năm 1989 sau sự kiện Thiên An Môn. Một loạt các gia tộc cũ (còn gọi là gia tộc truyền thống để phân biệt với các gia tộc nổi lên sau năm 1990) bị thất thế.
Nhân vật Nguyệt Hoa chính là Tổng bí thư Triệu Tử Dương trong sự kiện Thiên An Môn đã thể hiện quan điểm không phù hợp và bị Thủ trưởng số 1 - Chủ tịch Quân ủy TW Đặng Tiểu Bình cách chức, đưa Giang Trạch Dân lên thay.
Lưu lão gia chính là Chủ tịch nước Lý Tiên Niệm, 1 trong Bát đại nguyên lão của TQ. Thực tế ngoài đời sau khi ông chết, các hậu duệ đã không phát triển gì được về mặt chính trị, trừ TRung tướng Lưu Á CHâu, con rể ông, có thời là Phó Chính uỷ bộ đội không quân Trung Quốc, hiện là Chính ủy của Học viện Quốc phòng TQ (nhân vật này trong truyện Quan Thần xuất hiện dưới cái tên Phù Quan Sa và được tác giả cho trúng cử vào Quân ủy TW, nhưng thực tế sau Đại hội 18 vừa qua, không được vào).
Giống như phần lớn truyện quan trường viết trước khi Đại hội Đảng TQ 18 vừa diễn ra, QG ngầm gửi gắm sự ủng hộ đối với sự quật khởi, trở lại nắm quyền của các gia tộc cũ, các thế lực cũ. Truyện này có lẽ bị cấm hoặc hạn chế và phải rút ngắn, đốt cháy giai đoạn trong phần cuối có lẽ không phải vì sự ủng hộ các gia tộc cũ mà có lẽ do những nội dung nhạy cảm liên quan Nhật Bản (không phải vì vấn đề biển Đông đâu nhé, các truyện quan trường đăng lên trước Đại hội 18 thường xuyên đề cập vấn đề biển Đông, VN mà ko gặp vấn đề gì cả). Việc đốt cháy giai đoạn làm cho truyện này phần cuối rất dở. Ko trách tác giả được, Ban tuyên giáo bắt vậy mà.
mặc dù vậy, trong phần đầu của truyện thì cũng chỉ viết khá hay phần đầu thôi, phần sau khi đấu tranh chính trị lên cao một chút thì tác giả viết không hợp lý lắm, ko thể hiện được sự phức tạp, khó khăn hơn cần phải có khi đấu tranh từ cấp huyện lên cấp trên. Mọi việc về sau với nhân vật chính quá thuận lợi, dễ dàng, các đối thủ không thể hiện được trình độ cao tay, mưu sâu lắm. Quan trường TQ rộng lớn, phức tạp, càng lên cao càng có nhiều thế lực. Hơn nữa nhân vật chính càng về sau càng "ảo", dù có trọng sinh đi nữa cũng đâu thể thông thạo hết các kiến thức kinh tế, chính trị, quân sự, tình báo được. Đáng tiếc là lỗi này lại gặp ở phần lớn truyện quan trường.
Tất nhiên, nếu các độc giả không coi trọng diễn biến hợp lý, phức tạp, chỉ khoái xem nhân vật chính đánh đâu thắng đó, dễ dàng lên vùn vụt thì có thể thích như vậy. Cũng như xem Việt Nam thắng Guam 11 - 0 khoái hơn là Việt Nam thắng Thái Lan 2 - 1. Cà phê pha sẵn bao giờ cũng nhanh hơn pha phin mà, lại ko phải chờ đợi, uống được ngay, mặc dù không đậm đà bằng pha phin.
Dù sao trong mảng quan trường QG cũng coi là khá hay. Xin cảm ơn các DG đã dịch bộ này.